Để tính toán được lượng sát thương và sắp xếp chúng thành một danh sách, hãy giả sử những pháp sư này đều có 50 sức mạnh phép thuật và 800 máu. Bên cạnh đó, những kĩ năng sát thương theo thời gian sẽ chỉ tính 1 giây trừ khi kĩ năng đó có khả năng khống chế. Ví dụ như Swain sẽ tính sát thương trên 2 giây ở kĩ năng Q nhưng Malzahar thì sẽ tính cả chiêu cuối bởi nó giữ chân kẻ địch lại trong khoảng thời gian đó.



Không có gì bất ngờ khi Syndra nằm ở vị trí đầu tiên trong danh sách này cả. Bộ kĩ năng đa dụng cùng với sát thương lớn giúp cho Syndra có thể làm được rất nhiều thứ ở khu vực đường giữa. Tuy nhiên, điểm yếu duy nhất của vị pháp sư này đó là độ cơ động khá kém, Syndra rất khó để thoát khỏi vòng vây của kẻ địch khi bị hỏi thăm mà không có tốc biến.

<div id="OsjmEUg4k-E" width="600" height="420">
</div>
Ở giai đoạn cấp độ 6, người đi rừng sẽ không muốn ra gank Syndra quá nhiều. Bởi khi cô nàng này tích đủ số lượng những quả cầu của mình và kết hợp với thiêu đốt, rất có khả năng người đi rừng chưa kịp làm gì mà đã bị tiêu diệt trong nháy mắt. Tốc độ đẩy đường nhanh nhờ vào bộ kĩ năng diện rộng giúp cho Syndra có thể thoải mái trong bất cứ lựa chọn nào. Đẩy đường hoặc đảo đường đều hiệu quả.

Bên cạnh đó, Syndra cũng là một tướng có khả năng cấu rỉa cực khỏe. Ở giai đoạn giữa trận đấu, những Quả Cầu Bóng Tối của bạn không chỉ dùng để cấu rỉa, mà nó còn được sử dụng để ép góc kẻ địch rất tốt. Syndra có thể chơi theo rất nhiều cách khác nhau, có thể ở sau cùng xạ thủ và dồn sát thương bất cứ kẻ địch nào lao vào, hoặc tiến lên trên, liên tục làm chậm và choáng cũng như sát thương lên đối phương.



Những pháp sư dồn sát thương mạnh ở cấp độ 6, không thể không kẻ đến LeBlanc – Kẻ Lừa Đảo. Phần lớn các pháp sư cũng như tướng đường giữa sẽ không muốn đối đầu với LeBlanc. Khả năng cấu rỉa cùng độ khó chịu của cô nàng này sẽ khiến cho đối phương nóng máu mà không kiểm soát được bản thân. Rất đơn giản, chỉ với Q – Ấn Ác Ý cùng với W – Biến Ảnh lên và về, là cô nàng này có thể cấu được một lượng máu kha khá của kẻ địch.

<div id="Cz9pk0-CiOo" width="600" height="420">
</div>
Tùy vào lối lên đồ mà LeBlanc có thể chơi cho phù hợp. Cô nàng này cũng có khả năng cấu rỉa không hề yếu so với bất cứ pháp sư nào, hoặc LeBlanc sẽ chơi theo kiểu dồn sát thương và làm cho kẻ địch biến mất trong nháy mắt. Nhờ vào kĩ năng Q, LeBlanc có thể tăng lượng sát thương từ các kĩ năng còn lại của mình. Và khi cấp độ 6 đã điểm, LeBlanc có thể tái sử dụng lại các kĩ năng của mình, và có một lượng sức mạnh không tưởng.

Những mục tiêu yếu chống chịu và ít máu như pháp sư, xạ thủ hoặc hỗ trợ ở giai đoạn cuối trận đấu rất dễ bị LeBlanc xóa sổ khỏi bản đồ. Lượng sát thương dồn vào lớn giúp cho LeBlanc hạ gục kẻ địch hoặc khiến cho chúng phải lùi về với lượng máu ít ỏi và không thể tiếp tục giao tranh.



Là một tướng cận chiến với lối chơi đầu trận khá khó, Akali cần phải rất cẩn thận để kiếm cho mình những chỉ số quái vật cũng như lượng vàng cần thiết. Phần lớn các pháp sư đều có kĩ năng cấu rỉa và tầm tay dài, nhưng Akali lại khác, cô nàng này giống một vị sát thủ ở vị trí pháp sư hơn.

Bộ kĩ năng cần thời gian cũng như trang bị để tăng tiến sức mạnh. Kĩ năng Q – Dấu Ấn Sát Thủ là một công cụ giúp cô nàng này lọt vào danh sách những tướng dồn sát thương khỏe. Bởi khi cô nàng này sử dụng thành công Q lên một mục tiêu, thì đòn đánh thương kế tiếp của cô sẽ được cộng thêm rất nhiều sát thương. Đó là chưa kể chiêu cuối có thể tái tạo lại mỗi khi hạ gục hoặc hỗ trợ hạ gục kẻ địch, giúp cô nàng này có thể cơ động trong giao tranh mà vẫn đưa ra được lượng sát thương khổng lồ.

<div id="ORS975hRoDE" width="600" height="420">
</div>
Ở giai đoạn cấp 6, chỉ với 1 Q 1 đòn đánh thường, kết hợp cùng với E – Múa Liềm và R – Vũ Điệu Bóng Đêm là bạn có thể gây được hàng tá sát thương lên kẻ địch. Trong giao tranh, Akali sẽ cần một chút kinh nghiệm cũng như kĩ năng để phát huy hiệu quả. Cô nàng Ninja này sẽ phải sử dụng W – Bom Khói một cách chuẩn xác nếu không muốn bị dồn sát thương nằm xuống quá sớm.



Dù đã được chỉnh sửa khá nhiều lần, thế nhưng, Ahri vẫn luôn nằm trong danh sách những tướng pháp sư có khả năng dồn sát thương mạnh trong Liên Minh Huyền Thoại. E – Hôn Gió của Ahri đã mất đi khả năng khuếch đại sát thương nhưng với bộ kĩ năng, cùng sát thương đa dạng, Ahri vẫn có thể đốt đi một nửa cây máu của kẻ địch nếu hắn bất cẩn.

<div id="Xl7V1RuDNK0" width="600" height="420">
</div>
Sở dĩ Ahri nằm trong danh sách này, đó là nhờ vào kĩ năng Q – Quả Cầu Ma Thuật của mình. Không chỉ gây sát thương phép, mà kĩ năng này còn gây thêm cả sát thương chuẩn trong giai đoạn đường về. Và sau khi được sửa lại, Q của Ahri còn cung cấp thêm cho cô nàng này khả năng cơ động rất cao.

Cả bốn kĩ năng đều gây sát thương, cùng độ cơ động cao giúp cho Ahri có thể dồn sát thương trong giao tranh, hoặc đơn mục tiêu rất tốt. Khi trao đổi 1v1 với kẻ địch, với Lửa Hồ Ly, Ahri có thể gây ra sát thương rất ổn lên một mục tiêu.



Sau khi được sửa lại ở bản 4.21, Cassiopeia đã thay đổi hoàn toàn cách đánh và bộ kĩ năng của mình. Bộ kĩ năng phối kết hợp với nhau hoàn hảo giúp cho Xà Nữ có thể dồn sát thương lên một kẻ địch cực tốt. E – Nanh Độc của Cassiopeia có thể sử dụng liên tục nếu cô nàng này sử dụng chính xác Q – Vụ Nổ Độc Hại và W – Chướng Khí lên kẻ địch.

<div id="G2iFhDf_hOU" width="600" height="420">
</div>
Và khi đã lên cấp độ 6, Cassiopeia có thể “đóng băng” kẻ địch lại để thoải mái dồn sát thương mà không nhận phải bất kì sự phản kháng nào. Lượng sát thương dồn mạnh, lượng sát thương theo thời gian của cô nàng này cũng không hề thua kém. Cassiopeia có thể cấu máu kẻ địch dần dần với những hiệu ứng độc của mình, sau đó kết liễu hắn trong đau đớn.
Theo: lienminh360.vn​