Cách chơi
Ngọc bổ trợ

  • Ngọc đỏ: 9 viên sát thương vật lí
  • Ngọc vàng: 9 viên giáp theo cấp
  • Ngọc xanh: 9 viên kháng phép theo cấp
  • Ngọc tím: 3 viên sát thương vật lí
Bảng bổ trợ

Sử dụng bảng 21-9-0 như các đấu sĩ thông thường

Phép bổ trợ

là 2 phép bổ trợ không thể thiếu cho một đấu sĩ đường trên.

Kỹ năng

Mặc dù theo hướng đấu sĩ, nhưng Mũi Tên Xuyên Phá (Q) của Varus vẫn là kỹ năng gây sát thương chính của Varus. Tuy nhiên, cấp độ 1 hãy tăng Tên Độc (W) trước để gây cấu máu và farm lính tốt hơn. Mũi Tên Xuyên Phá (Q) vẫn sẽ ưu tiên nâng tối đa, sau đó là Mưa Tên (E). Tên Độc (W) và Sợi Xích Tội Lỗi (R) nâng theo đúng cấp độ.

Trang bị

Gươm của vua vô danh kết hợp rất tốt với việc tích điểm nội tại của Tên Độc (W) kèm theo gây sát thương theo % máu. Mũi Tên Xuyên Phá (Q) có thời gian hồi chiêu khá thấp, vì vậy Tam Hợp Kiếm khá phù hợp trong việc gây sát thương và gia tăng thêm các chỉ số phụ. là trang bị bạn cần cân nhắc nên có lên hay không trong tùy trường hợp. Còn Giáp Tâm Linh và Khiên Băng Randuin là 2 trang bị cần thiết cho một tướng đấu sĩ., , có thể tự lựa chọn.

Tại sao lại là Varus “đấu sĩ”?
Sát thương phép theo phần trăm máu

Khi kích hoạt nội tại của Tên Độc (W) bằng các kỹ năng, Varus sẽ gây sát thương lên mục tiêu với 5% máu tối đa của chúng thành sát thương phép, tối đa là 15%. Sát thương này vô cùng mạnh khi kết hợp với Gươm của vua vô danh, phá nát tuyến đỡ đòn của đối phương.

Hiệu ứng khống chế diện rộng

Mặc dù đó không phải là choáng, mà chỉ đơn giản là trói chân, nhưng kỹ năng này vẫn có thể dùng để mở giao tranh rất tốt tuy mất một chút thời gian để sử dụng. Varus có thể tốc biến và sử dụng Sợi Xích Tội Lỗi (R) mà không lo bị “chết sốc”.

Cấu rỉa máu vô cùng mạnh

Mặc dù lên đồ theo hướng đấu sĩ, nhưng sát thương của Varus gây ra là vẫn rất nhiều khi anh nâng tối đa chiêu Mũi Tên Xuyên Phá (Q). Đối phương không thể nào mua các trang bị cộng giáp cho đồng đội kiểu dạng như Dây chuyền Iron Solari tăng kháng phép để ngăn chặn sát thương cả. Do đó Varus đường trên có thể phù hợp với rất nhiều chiến thuật.

Gây áp lực tốt

Với việc là một vị tướng thuần xạ thủ và có lượng tốc độ đánh cộng thêm, Varus có thể trao đổi chiêu thức vô cùng tốt. Tuy nhiên Varus vẫn cần phải cẩn thận với những vị tướng thích “chơi tất tay” ở cấp độ 3. Vì vậy Mưa Tên (E) sẽ giúp Varus “thả diều” kẻ địch và lui về an toàn.

Điểm yếu “tiềm tàng”
Dễ bị gank

Với một vị tướng thiên về khả năng cấu rỉa thì Varus phải bỏ đi khả năng cơ động. Nếu Varus đẩy đường quá nhanh, anh sẽ bị đối phương lên “hỏi thăm” thường xuyên mà thôi.

Dịch chuyển không hiệu quả

Vì Varus không phải là vị tướng thuần đấu sĩ, không có khả năng tiếp cận tốt, do đó Dịch chuyển không thực sự hiệu quả đối với Varus, nhưng nếu không cầm thì sức ảnh hưởng sẽ kém hơn rất nhiều so với đối phương.

Lời kết
Trong những pha trao đổi 1vs1, Varus có thể dễ dàng “trên cơ” đối phương, đặc biệt là khả năng “lăn cầu tuyết” rất mạnh. Trong những trận đấu thường, Varus có thể sử dụng để thử nghiệm sức mạnh của mình. Tuy nhiên ở những trận xếp hạng đơn và đội, Varus có lẽ sẽ gặp đôi chút khó khăn với những vị tướng đấu sĩ thời điểm hiện tại.
Theo: lienminh360.vn​