Lịch trình bảo dưỡng máy nén khí hàng ngày và hàng tháng dưới đây áp dụng cho máy nén khí có chế độ vận hành 6000 giờ/ năm hoặc ít hơn. Bạn cần kiểm tra các hạng mục dưới đây:
- Kiểm tra mức báo hiển thị dầu: tùy theo từng hãng máy nén khí mà bộ báo hiển thị dầu có thể giống hoặc khác. Một số hãng sử dụng mắt kính thăm dầu, một số hãng sử dụng thước thăm dầu dạng thanh. Bất kể sử dụng loại nào thì chức năng của nó đều giống nhau là thông báo cho bạn biết mức dầu hiển thị trong máy nén khí. Bạn cần kiểm tra hạng mục này hàng ngày.

- Kiểm tra nhiệt độ khí xả: Nhiệt độ này thông thường nằm trong khung 60 đến 100 độ C. Bạn cũng nên kiểm tra hạng mục này theo ngày.
- Kiểm tra nhiệt độ môi trường đặt máy nén khí: nhiệt độ này thường chênh lệch theo mùa. Vào mùa hè, nhiệt độ phòng máy thường cao hơn do kết hợp với nhiệt độ ngoài trời. Với các hãng máy nén khí hầu hết cho phép máy vận hành trong môi trường nhiệt độ dưới 45 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn mức cho phép, nó có thể làm cho máy nén khí bị nhiệt độ cao dẫn đến dừng máy. Do đó, bạn cần kiểm tra nhiệt độ phòng máy nén khí thường xuyên để có cách xử lý. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, bạn cần bố trí phòng máy nén khí hợp lý, làm các đường ống thoát khí nóng và hút khí tươi,…
- Các bộ lọc máy nén khí: bạn cần kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào với các bộ lọc này không? Cứ sau 500 giờ, bạn nên vệ sinh bộ lọc gió máy nén khí một lần để đảm bảo lưu lượng khí hút vào cho máy nén khí.
- Kiểm tra van an toàn sau mỗi 500 giờ chạy máy. Bạn có thể kiểm tra bằng tay.
- Dầu bôi trơn cho máy nén khí: Kiểm tra sau mỗi 500 giờ chạy máy. Nếu lượng dầu bị hao hụt đi, bạn cần bổ sung thêm dầu. Nếu lượng dầu bị hao hụt nhiều, bạn cần kiểm tra xem nguyên nhân ở chỗ nào để xử lý.
>Tin liên quan: