Trong lá lốt có chứa nhiều thành phần giúp giảm các cơ đau nhức do các bệnh về xương khớp gây ra như: thoái hóa khớp, đau thần kinh toạn, thấp khớp… Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt là một mẹo được truyền tai nhau rất nhiều. Phương pháp này có thực sự hiệu quả không. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cây lá lốt còn có một tên gọi khác là cây tất bát, là một loại cây cỏ thân bò, sống lâu năm thường mọc dưới những tán cây, nơi có độ ẩm cao và được nhiều người dân trồng trong vườn để sử dụng như một nguyên liệu nấu ăn.
Cây lá lốt có rất nhiều tác dụng, từ rễ cho đến ngọn của cây đều có những công dụng khác nhau. Phần lá có thể làm gia vị của món ăn hay cũng có thể giã lấy nước hoặc phơi khô để ngâm rượu.


Trước đây, mọi người chỉ biết lá nốt dùng để ăn, làm cho món ăn trở lên thơm hơn, hấp dẫn hơn. Nhưng việc lá nốt có tính nóng hay mát thì ít người có thể biết được. Chuyên gia cho biết rằng, lá lốt có vị nồng, hơi cay và có tính ấm.
Lá lốt chữa bệnh Gout
Để chữa bệnh Gout bằng lá lốt có rất nhiều cách để thực hiện.
Cách 1: Mỗi ngày, dùng 5-10g lá lốt phơi khô, nếu dùng lá tươi thì 15-30g, sắc với 2 chén nước đặc tới khi còn 1/2 chén để uống sau khi ăn tối. Dùng bài thuốc liên tục 10 ngày.
Cách 2: Dùng 30g lá lốt, 30g vòi voi, 30g rễ bưởi bung, 30g cỏ xước tươi cắt nhỏ rồi sao vàng và cho vào ấm sắc với 3 chén nước tới khi còn lại 1 chén thì chia làm 3 lần uống 1 ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong 1 tuần.
Bài thuốc ngâm:
Rửa sạch 30g lá lốt tươi rồi cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước. Sau đó cho muối vào và để nguội bớt rồi ngâm tay và chân trước khi ngủ giúp giảm đau nhức do bệnh gút. Áp dụng liên tục 1 tuần.
Đây cũng là cách khắc phục đau khớp mùa lạnh hiệu quả mà nhiều người, đặc biệt là những người cao tuổi thường áp dụng vào những lúc trời chuyển mùa hay trời mưa lạnh.
Các bài thuốc chữa đau nhức bằng lá lốt
Để sử dụng cây lá lốt phát huy được tối đa những công dụng của mình khi điều trị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống… Các bạn cần phải biết chế biến các bài thuốc theo một phương pháp và tỷ lệ phù hợp. Nếu bạn nào chưa biết có thể tham khảo một vài cách làm sau đây.
Lá lốt ngâm chân
Cách làm như sau:
– Lá lốt, chọn cây hơi già một chút, dùng cả cây và phần rễ trên mặt đất. Sau đó, đem cả cây rửa sạch, để ráo.
– Chặt nhỏ từ 5-10cm, cho 100g vào 1 lít nước nấu sôi khoảng 15 phút.
– Để ấm, cho chân vào ngâm tới khi nước nguội mới thôi (khoảng 30 phút). Mỗi ngày làm 1 lần liên tục 5-7 ngày.
Uống nước cây lá lốt


Uống nước cây lá lốt
Lấy 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Cây lá lốt ngâm rượu
Cây lá lốt ngâm rượu để sử dụng là một trong những cách được rất nhiều người dung, cách làm này vừa đơn giản vừa phát huy tối đa được công dụng của lá lốt và kết hợp được với tác dụng của rượu nên hiệu quả điều trị là điều không phải bàn cãi. Rượu cây lá lốt dùng để xoa bóp chữa đau lưng cực kì hiệu quả.
Cách làm:
Chuẩn bị một đoạn cây lá lốt từ 2-4m, chứa cả thân cả, rễ, sau đó rửa sạch, băm thành đoạn nhỏ khoảng 3cm rồi đem phơi khô, ngâm với 1 lít rượu trắng. Rượu cây lá lốt để khoảng một tháng để các tinh chất có trong cây hòa vào với rượu là có thể sử dụng được. Khi dùng, đổ rượu ra lòng bàn tay rồi xoa lên vùng lưng bị đau, vừa xoa vừa đấm bóp, cứ thực hiện như vậy 2-3 lần là sẽ thấy được hiệu quả.

Khi sử dụng lá lốt chữa đau nhức xương khớp, lá lốt chữa đau thần kinh tọa… các bệnh nhân nên cân đối sử dụng liều lượng sao cho hợp lý nhất